top of page
Writer's picturekhi khong

“𝗖𝘂̉ - 𝗡𝗴𝗵𝗲̣̂” 021


Hôm qua chị bạn gửi cho mình vài bức tranh. Nhằn nhì với mình rằng:
“Ey chị thấy tranh cũng cỡ em quẹt
Nhưng sao người ta mở triễn lãm, bán tranh lun vại”

Mình cười cười. Vì sao á? Vì nhiều thứ lắm


Mình nói về nghệ thuật với chuỗi Củ - Nghệ, ca tụng, hoan hỉ và mến thương vô tận. Một lăng kính hồng sáng của chính mình dành riêng cho những điều gọi là nghệ thuật. Nhưng mọi thứ luôn phải cân bằng mà nhỉ? Nghệ thuật có nhiều trần trụi mà mình chưa muốn chạm đến, chưa thể hoàn toàn thản nhiên mà chấp nhận.


Dạo này mình có thể chăm viết, chăm nghĩ nhiều hơn về nghệ thuật nhưng sự thật là mình ít đi triễn lãm hơn trước, ít thực sự hân hoan mà nhào tới một sự kiện nào. Mình chỉ đang sử dụng kho chứa của mình cho nghệ thuật từ trước, bới móc và biến thành câu chữ. Cũng hơi lo vì một ngày nào đó mọi thứ mình có sẽ cạn kiệt đi mất nhưng đó là chuyện của về sau.


Quay lại ha. Vì mình có việc cần tập trung và hơn hết mình thấy chần chừ một chút với sự chóng vánh của nghệ thuật mình có thể thấy hiện tại. Buông bỏ, tan rã nhiều mực thước cũ kỹ, nghệ thuật tiến gần với đại chúng và thỏa mãn đại chúng. Đến cho cùng nghệ thuật cũng chỉ là một phân loại nghề mà ai cũng có quyền lựa chọn. Giảm tải bớt sự khắc khe, quy mô của nó lan rộng hơn bao giờ bởi nghệ thuật diễn giải xúc cảm và ai cũng có chút bản năng muốn bộc lộ những điều thuộc về riêng mình.


Quá trình “thị trường hóa” nghệ thuật luôn có từ lâu trong tầng lớp vương giả và thượng lưu và có lẽ là hầu hết có trí thức nhưng khá khu biệt và tách bạch. Với những người tạm gọi là bình thường như mình và bạn, sân chơi đó chúng ta không có vé để xông vào. Tiếc thay? Không cần than vãn bới sự thị trường hóa nghệ thuật đang bắt đầu xâm lấn và len lỏi từng chút vào đời sống thường nhật nếu bạn chú ý, bởi như đã nói nghệ thuật là một nghệ được lựa chọn và nghệ sĩ cũng là một lực lượng lao động trong xã hội hiện tại.


Sự nhiều dẫn đến cạnh tranh và thu hút. Thời gian gấp gáp, ánh mắt và tâm trí người chỉ rớt lại ở điểm nào đó vài giây. Và thời gian là tối thượng để nghệ thuật phải cúi đầu. Mọi thứ cần trở nên hấp dẫn và chạm đúng sự khao khát của người. Marketing là tối cần thiết, vậy nên nghệ sĩ cần có một phông nền đáng ngưỡng vọng, một vỏ ngoài kịch tính và xuất sắc như một cần cẩu nâng tầm chính tác phẩm mình lên.

Bạn nói “hữu xạ tự nhiên hương”? Dĩ nhiên rồi. Nhưng đọc kỹ lại đi “mùi hương” tự có không phải cũng chính là một hình thức marketing tự thân hay sao?

Những người khác nghề kiếm đủ bánh mì để sống và mua vui bằng hoa hồng. Và nghệ sĩ cũng tương tự, tìm cách để hoa hồng của chính mình trao đổi thành bánh mì. 

Tác phẩm: 100 cans (1962) _ Andy Warhol. Phong trào Pop Art , nghệ thuật tiến về đại chúng. Thời thượng và thị trường.

“Why do people think artists are special? It's just another job.” (Tại sao người ta lại nghĩ giới nghệ sĩ đặc biệt? Cũng chỉ là công việc thôi mà!) _ Andy Warhol

Mọi thứ đều có thể được trao đổi và chắc chắn cần trao đổi. Để tùy biến và phát triển? Không rõ. Chỉ là nghệ thuật nghe có vẻ cao siêu nhưng cốt lõi cũng là một vật phẩm có thể giao dịch và tích trữ. Hừm mấy người giàu có, họ quy đổi tiền bạc thành những thứ gọi lại nghệ thuật, một hình thức tài sản giá trị cao về cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Thú chơi không lỗi thời và tài sản không dễ rớt giá.


“Ey chị thấy tranh cũng cỡ em quẹt
Nhưng sao người ta mở triễn lãm, bán tranh lun vại”
À thì đó là nghề và người ta đủ đầu tư để quảng bá chính mình. 
Còn em? 
Chỉ để vui thôi.


----- “𝗖𝘂̉ - 𝗡𝗴𝗵𝗲̣̂” tập hợp suy diễn vớ vẩn và lủng củng vô thiên về những gì thoáng qua một ngày của mình và thứ được gọi là “nghệ thuật”. Mình sẽ ráng gõ gõ trong 100 ngày.

2 views0 comments

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page