top of page
Writer's picturekhi khong

“𝗖𝘂̉ - 𝗡𝗴𝗵𝗲̣̂” 008

Điều vô nghĩa trên đời


Nay trong lúc chờ QC một task, mình được trải nghiệm một con game vô nghĩa. Và mình cũng rảnh rỗi đến mức chơi hết cả 100 màn chơi. Là 100 màn tròn trĩnh. Thực tế thì nó không vô nghĩa khi kết quả cho ra là một mạng nhện về tính cách. Nhưng nó vẫn vô nghĩa kinh khủng vì kết quả chỉ đúng với một Yến ở thế giới khác: Ranh mãnh và siêu cấp mưu mẹo. Và vì vậy nó vô nghĩa ở đây và ngay lúc này.


Và mình trải nghiệm điều vô nghĩa ấy tận 100 lần.

Mà có khi hơn nhỉ? Từ khi sinh ra chẳng hạn?


Mình không nhớ đã đọc về định nghĩa đời này ở đâu. Cuộc sống vận hành chỉ là vận hành. Đời này vốn chẳng có ý nghĩa. Có chăng chỉ con người mới tự “bới móc” và suy diễn những ý nghĩa tưởng tượng. Một dạng “phù phép” cho đời con người ngắn ngủi hóa lung linh và đáng sống hơn.


Liên đới đến nghệ thuật, một dạng thức của sự “phù phép” những ý nghĩa cuộc đời. Trong quy trình phân tích và mổ xẻ những tác phẩm, mình cũng làm một việc y hệt”: tưởng tượng những ý nghĩa phía sau. Định lượng giá trị một tác phẩm dường như xấp xỉ với lớp nền ý nghĩa kiên cố được xây.


Nhưng…

Nếu như những cái gọi là nghệ thuật đều vô nghĩa? Và việc công bố về sự vô nghĩa ấy có mặt tràn lan Mọi chuyện sẽ thế nào tiếp theo? Chắc sẽ loạn xạ đi mất. Chắc thế nhỉ?


Mà…


Mọi sự hỗn loạn cuối cùng cũng được lịch sử con người sắp xếp ổn thỏa.

Như Dadalism một phong trào văn hóa bắt đầu từ Zürich, Thụy Sĩ, trong thời kì thế chiến I và đạt đỉnh trong giai đoạn 1916-1922. Phong trào phản nghệ thuật và tôn vinh những điều ngẫu nhiên và vô nghĩa. Sự vô nghĩa biểu hiện ở ngay tên gọi “Da da”, vô vàn cách lý giải nhưng đều chịu thua trước sự vô nghĩa của tên gọi. Các tác phẩm kỳ lạ và hỗn độn, một trật tự “tự thân” của vô thức con người và chất liệu.


Tác phẩm: Fountain (1917) _ Marcel Duchamp tiêu biểu của Dadaism từ vô nghĩa đến mức tranh cãi trở thành bước ngoặt lớn của nghệ thuật XX.


Và rồi con người đã làm gì với sự hỗn độn vô nghĩa của Dada? Sắp xếp và gán ghép cho nó một ý nghĩa với kích thước ngang bằng cả nhân loại. Như “Chủ nghĩa Dada luôn dũng cảm và táo bạo, đương đầu với cái chết. Họ đặt chính mình làm trung tâm. Trường phái biểu hiện muốn quên đi bản thân, Dada thì muốn khẳng định chính.” (Richard Huelsenbeck) hay “Thông qua các tác phẩm nghệ thuật, mục đích của tôi chính là làm vực dậy tinh niềm tin và vạch trần bộ mặt đểu giả của giai cấp thống trị.” (George Grosz).


Nghe thật hoành tráng và… Và rồi mọi điều đều vô nghĩa trên đời. Nhỉ?



----- “𝗖𝘂̉ - 𝗡𝗴𝗵𝗲̣̂” tập hợp suy diễn vớ vẩn và lủng củng vô thiên về những gì thoáng qua một ngày của mình và thứ được gọi là “nghệ thuật”. Mình sẽ ráng gõ gõ trong 100 ngày.

1 view0 comments

Recent Posts

See All

Comentarios


bottom of page